Câu 7: Những điểm yếu về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như thế nào?
Nền đất trũng thấp, yếu, chịu ảnh hưởng của lũ (đặc biệt là khu vực biên giới phía Bắc và tiểu vùng Đồng Tháp Mười), gây khó khăn cho hoạt động xây dựng đô thị, công nghiệp và hạ tầng.
Tài nguyên nước chưa được khai thác đúng mức do quản trị nước sinh hoạt, sản xuất và ngập lụt kém hiệu quả; thiếu cân bằng nước giữa mùa lũ và mùa khô.
Tài nguyên đất, nước và môi trường suy giảm nghiêm trọng do: ảnh hưởng của hoạt động phát triển đập thượng nguồn; chính sách, tập quán canh tác bất cập kéo dài bào mòn sức sống của Đồng bằng sông Cửu Long.
Cơ cấu kinh tế khá tụt hậu về kinh tế công nghiệp – dịch vụ so với các tỉnh lân cận trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành khác trong cả nước.
Tỉ trọng và tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá thấp so với các địa phương lân cận.
Các ngành sản xuất thế mạnh truyền thống đã gần đạt ngưỡng tới hạn, trong khi các động lực mới yếu ớt, định hình chưa rõ nét. Chưa làm chủ được các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng quan trọng (về giống, thức ăn, công nghiệp chế biến, dịch vụ hậu cần, trung tâm đầu mối, giao dịch nông sản,…).
Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động thấp so với các vùng khác trong cả nước. Thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao.
Lực lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn ít về số lượng, nhỏ bé về quy mô, hiệu quả sản xuất thấp. Cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp hầu hết là quy mô nhỏ; cá thể, hộ gia đình: manh mún, năng lực cạnh tranh thấp; có rất ít doanh nghiệp thực sự lớn đầu tư vào tỉnh.
Hoạt động xây dựng đô thị, giao thông và thủy lợi đã tác động đáng kể đến cấu trúc tự nhiên, làm thay đổi chế độ thủy văn, cản trở giao thông thủy, phát sinh ô nhiễm và ngập lụt tại nhiều khu vực.
Cơ sở hạ tầng giao thông kết nối và dịch vụ logistics còn thiếu, yếu và không đồng bộ. Chi phí đầu tư hạ tầng, chi phí logistics cao làm giảm sức cạnh tranh và sức hút đầu tư.
Hạ tầng và thương mại biên giới chưa được đầu tư mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp tuy được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh nhưng hiệu quả sử dụng đất không cao, do diện tích đất sạch còn manh mún, nhiều dự án đã đăng ký nhận đất nhưng chậm triển khai dự án, hoặc chỉ triển khai một phần đất đã giao.
Thu hút đầu tư trong và ngoài nước được tỉnh quan tâm thực hiện tuy nhiên chưa đạt được nhiều kết quả, nhất là trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư FDI vào Đồng bằng sông Cửu Long rất thấp so quy mô kinh tế của vùng, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI rất hạn chế.
Ý kiến bạn đọc (0)