Xuất bản thông tin

null Nhiều giải pháp kích hoạt đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh

Trang chủ Tin tức Diễn đàn Mekong Startup

Nhiều giải pháp kích hoạt đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh

Trong phần 02 của phiên toàn thể Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long - Lần II năm 2024, các đại biểu và chuyên gia đã cùng nhau trao đổi, thảo luận về cơ chế, chính sách, phương thức kích hoạt năng lực đổi mới sáng tạo và cộng hợp nguồn lực hiệu quả nhằm phát triển kinh tế xanh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Peter Johnson – Chuyên gia Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) chia sẻ

Tại đây, các chuyên gia trong nước và quốc tế chia sẻ góc nhìn quốc tế về bối cảnh, xu hướng và giải pháp kích hoạt năng lực đổi mới sáng tạo, cộng hợp nguồn lực công - tư hiệu quả cho mục tiêu phát triển nông nghiệp, du lịch và kinh tế xanh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.   

Theo ông Peter Johnson – Chuyên gia Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) chia sẻ, Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với các nguy cơ như tình trạng dễ bị tổn thương do khí hậu (mực nước biển dâng cao làm tăng tình trạng nhiễm mặn); sử dụng quá mức tài nguyên (quá phụ thuộc vào phân bón và thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến suy thoái đất và ô nhiễm nước); khoảng trống chính sách v.v..     

Qua đó, chuyên gia Peter Johnson đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long như: Nông nghiệp chính xác, hệ thống giám sát, phân tích, cơ sở hạ tầng hỗ trợ; tiếp thị kỹ thuật số; xây dựng các giải pháp kho lạnh chạy bằng năng lượng mặt trời cho các trang trại nhỏ; chuyển đổi phụ phẩm thực phẩm thành năng lượng hoặc các sản phẩm khác; sử dụng các công nghệ như AI, IoT và phân tích dữ liệu để cải thiện việc giám sát đất, đánh giá sức khỏe cây trồng và quản lý nước; cung cấp giáo dục và đào tạo để chuyển đổi ngành nông nghiệp v.v..    

Ông Nguyễn Ngọc Bích đề xuất giải pháp kích hoạt năng lực đổi mới sáng tạo, phát triển du lịch xanh

Để kích hoạt năng lực đổi mới sáng tạo, phát triển du lịch xanh, ông Nguyễn Ngọc Bích - Chủ tịch Rustic Hospitality, Chuyên gia về Đổi mới sáng tạo của Tổ chức Helvetas (Thụy Sĩ) cho rằng cần đẩy mạnh hợp tác công – tư, trong đó tạo không gian hợp tác giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, startup và cộng đồng để thử nghiệm và triển khai các sáng kiến du lịch xanh; tăng cường vai trò của startup và SME trong đổi mới sáng tạo; khuyến khích áp dụng công nghệ trong quản lý và trải nghiệm du lịch xanh.

Cùng với đó, ông Nguyễn Ngọc Bích cũng cho rằng, cần có các chính sách ưu đãi và gói hỗ trợ tài chính để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào du lịch xanh; tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án du lịch xanh; nâng cao nhận thức về du lịch xanh cho người dân địa phương và du khách để tạo nền tảng bền vững cho các hoạt động du lịch.  

Tiếp lời, ông Vũ Chí Công - Giám đốc Quỹ đầu tư tác động VinaCarbon, Tập đoàn VinaCapital đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như cần phát triển những dự án lớn, nhằm thu hút nguồn đầu tư lớn, phát triển các startup lớn mang tính lâu dài, bền vững; đẩy mạnh các quy định về thị trường carbon, các chính sách liên quan đến dự án rừng, sử dụng đất; sớm ban hành các quy chuẩn kỹ thuật các ngành liên quan đến tín chỉ carbon; các startup cần nghĩ lớn, làm lớn, tiếp cận bài bản, chủ động trong định hướng các sản phẩm khởi nghiệp.

Giáo sư Phan Văn Trường chia sẻ tại Diễn đàn

Theo Giáo sư Phan Văn Trường – Chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế, cần có những tham tán thương mại để tiếp thêm động lực cho các startup trong mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm khởi nghiệp; cần gắn kết tính truyền thống, văn hóa bản sắc bản địa nối liền với thị trường. 

Ngoài ra, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế xanh, các đại biểu, các startup cũng cho rằng cần quan tâm đến mô hình kinh doanh thương mại điện tử; tạo ra cộng đồng khởi nghiệp theo từng chuyên ngành; đào tạo nguồn nhân lực xanh để có đội ngũ con người có hiểu biết, kĩ năng, thái độ tương thích với các yêu cầu chuyển đổi xanh để chuyển đổi không chỉ cho ngành du lịch mà cho nhiều ngành kinh tế khác trên địa bàn; xây dựng chính sách ưu đãi; tăng cường hợp tác quốc tế v.v..  

Những ý kiến, giải pháp được trình bày tại phiên thảo luận đã mở ra những định hướng mới trong mục tiêu kích hoạt năng lực đổi mới sáng tạo và cộng hợp nguồn lực hiệu quả để phát triển kinh tế xanh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 

Việt Tiến

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Follow

Tin xem nhiều

Danh mục chính Menu

Danh mục chính Menu

Banner Bản tin chỉ đạo điều hành

Banner Video

Banner Megastory

Banner Tin đồ họa

Tin nổi bật