Xuất bản thông tin

null Chương trình khởi nghiệp lan tỏa sâu rộng

Trang chủ Gương khởi nghiệp

Chương trình khởi nghiệp lan tỏa sâu rộng

Với quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận và tham gia tích cực của người dân và cộng đồng doanh nghiệp (DN), sau 3 năm, chương trình khởi nghiệp của tỉnh tạo được sức lan tỏa sâu rộng, nhiều dự án khởi nghiệp ngày càng hoàn thiện, sản phẩm được thị trường ưa chuộng...


Khách hàng ưa chuộng các sản phẩm khởi nghiệp

Thời gian qua, công tác tuyên truyền về khởi nghiệp được tỉnh đẩy mạnh đến nhiều đối tượng nhằm khơi gợi ý tưởng khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm. Từ năm 2017-2019, hoạt động truyền thông về khởi nghiệp trong học sinh và các trường học được quan tâm thực hiện. Nhiều cuộc thi, chương trình nói chuyện chuyên đề khởi nghiệp được lồng ghép vào sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa... tạo sân chơi lành mạnh bổ ích, giúp học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn, hình thành ý tưởng khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường Đại học Đồng Tháp quan tâm mở các lớp bồi dưỡng về tư duy khởi nghiệp cho sinh viên. Bắt đầu từ năm học 2018 - 2019, Trường Đại học Đồng Tháp đưa học phần “Khởi nghiệp và kỹ năng mềm” vào chương trình đào tạo cho sinh viên.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động khởi nghiệp được truyền tải rộng rãi từ đoàn viên, thanh niên đến người dân. Từ đó cổ vũ và động viên đoàn viên, thanh niên, các tầng lớp nhân dân tham gia khởi nghiệp, làm giàu cho bản thân và góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Nhằm hỗ trợ hoạt động này phát triển, đi vào chiều sâu, UBND tỉnh thành lập Hội đồng tư vấn khởi nghiệp tỉnh tuyển chọn các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi để tiếp cận với Quỹ Bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa và Hỗ trợ khởi nghiệp. Ngoài ra, UBND tỉnh còn xây dựng “Không gian kết nối” trong khuôn viên UBND tỉnh, đây là địa điểm tổ chức nhiều hoạt động kết nối, hỗ trợ khởi nghiệp.

Tiếp sức cho hoạt động khởi nghiệp, từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh thành lập nhiều tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp như Câu lạc bộ DN dẫn đầu tỉnh Đồng Tháp; Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Câu lạc bộ Tư vấn khởi nghiệp (Mentor Club), Câu lạc bộ Đặc sản Đất Sen hồng... Các tổ chức này thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp như: cố vấn khởi nghiệp (Mentor); tổ chức các khóa đào tạo về các kỹ năng cốt lõi về quản lý DN, tài chính, phát triển thương hiệu, bao bì sản phẩm...

Điểm nhấn trong thời gian qua là tỉnh tổ chức nhiều cuộc thi khởi nghiệp nhằm phát hiện, ươm tạo các ý tưởng, dự án phát triển. Theo thống kê, trong 3 năm từ năm 2017 - 2019, tỉnh tổ chức 2 cuộc thi khởi nghiệp cấp tỉnh, 1 cuộc thi theo cụm trong tỉnh với 211 ý tưởng, dự án khởi nghiệp tham gia. Từ đó, định hướng bồi dưỡng, giới thiệu 41 dự án khả thi tham gia cuộc thi khởi nghiệp cấp vùng quốc gia, mang về nhiều giải thưởng cao cho tỉnh nhà. Theo đó, nhiều ý tưởng, dự án sau khi đạt giải đều được ươm tạo và phát triển thành các dự án khởi nghiệp tiềm năng, bước đầu kinh doanh ổn định và có chiều hướng phát triển tốt. Đơn cử như dự án xây dựng vườn nguyên liệu Hương Đồng Tháp của Đoàn Ngọc Minh Thùy,  dự án da cá sấy của Trương Lê Huy Hoàng...

Xác định việc khởi nghiệp không chạy theo phong trào, thời gian qua, tỉnh chủ động kết nối các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp. Nổi bật là phối hợp với SVF, BSA, Khu Công nghệ phần mềm - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ITP)...

Chính từ sự hỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài kết hợp với nội lực bên trong giúp các bạn trẻ khởi nghiệp trên mảnh đất Sen hồng dần thể hiện sự tự tin, mạnh mẽ, sáng tạo hơn trong cách nghĩ, cách làm. Qua đó, từng bước mở rộng sản xuất, kinh doanh, đầu tư đổi mới và mở rộng thị trường. Hiện tại, các sản phẩm khởi nghiệp địa phương được thị trường trong và ngoài nước đón nhận như: Mãng cầu Xiêm Thuận Thiên Thành, Trà lá sen - Trà tim sen Khánh Thu, Bánh trái cây cuộn Tây Cát, Trái cây sấy Nam Huy...

Theo đánh giá của UBND tỉnh, hiện nay các startup khai thác và phát triển tốt giá trị tài nguyên bản địa, tạo sức hút với người tiêu dùng nhưng sản phẩm khởi nghiệp vẫn còn kém sức cạnh tranh trên thị trường khi hàm lượng khoa học và công nghệ còn thấp; nhãn hiệu, bao bì sản phẩm còn đơn điệu, chưa hấp dẫn. Ngoài ra, đa số các cơ sở, DN khởi nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về vốn nên chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất...

Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: “Hành trình khởi nghiệp của các startup mang đến cho tôi rất nhiều cảm xúc. Đó là niềm vui khi tự tay giới thiệu sản phẩm và nhận được nhiều lời khen ngợi từ đối tác. Đó còn là niềm phấn khởi, tự hào khi các dự án khởi nghiệp của tỉnh đạt giải cao tại các cuộc thi cấp khu vực và toàn quốc. Và tôi biết rằng, thành quả này được đánh đổi bằng biết bao tâm sức, bởi hành trình khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng. Thấu hiểu điều đó, UBND tỉnh cam kết sẽ tiếp tục đồng hành bằng các chính sách, hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp”.

Theo Y Du – Báo Đồng Tháp
thumbnail

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Follow

Tin xem nhiều

Danh mục chính Menu

Chính quyền với báo chí

Mục này cập nhật liên tục thông tin nổi bật của báo chí trong và ngoài tỉnh về vùng đất Sen Hồng

Thông cáo báo chí
Người phát ngôn
Báo chí với Đồng Tháp

Danh mục chính Menu

Banner Bản tin chỉ đạo điều hành

Banner Video

Banner Megastory

Banner Tin đồ họa

Tin nổi bật

// ]]>