Xuất bản thông tin

null Tăng trưởng ngành công nghiệp của Đồng Tháp đạt bình quân 8,21%/năm

Tăng trưởng ngành công nghiệp của Đồng Tháp đạt bình quân 8,21%/năm

Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020 đạt bình quân 8,21%/năm. Trong 05 năm qua, sản xuất công nghiệp được duy trì và phát triển khá tốt, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng, nâng dần tỷ lệ tinh chế, nhiều sản phẩm mới được nghiên cứu phát triển, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.

Ảnh minh hoạ

Công nghiệp chế biến chiếm trên 98% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành, tiếp tục phát huy vai trò then chốt trong gắn kết sản xuất và tiêu thụ, gia tăng giá trị chuỗi ngành hàng nông sản. Cụ thể, có 72 dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn với tổng vốn hơn 9.800 tỷ đồng, trên các lĩnh vực như: Chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung, sản xuất giống thủy sản v.v..

Một số dự án quy mô lớn được triển khai làm gia tăng thêm năng lực sản xuất công nghiệp như: Dự án giày da của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Nghị Phong; dự án thức ăn chăn nuôi của Công ty Mavin Austfeed; dự án sản xuất Bia - Nhà máy Bao bì Sabeco - Đồng Tháp của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn Bình Tây; Nhà máy Collagen Vĩnh Hoàn; Nhà máy thức ăn thuỷ sản Sao Mai Super Feed v.v..

Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất và phát triển nguồn lực với tổng số tiền gần 36 tỷ đồng. Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu được quan tâm đầu tư hoàn thiện dần, tạo thuận lợi thu hút các nhà đầu tư. Trong 05 năm qua, có 185 dự án đăng ký đầu tư (tăng thêm 36 dự án so với năm 2015), trong đó có 138 dự án hoàn thành, 17 dự án đang xây dựng và 30 dự án chuẩn bị đầu tư.

Trong giai đoạn 2020 - 2025, công nghiệp tiếp tục giữ vai trò là động lực góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt trên 17.700 tỷ đồng, tăng bình quân 9,8%/năm.

Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh sẽ đẩy mạnh nâng cao giá trị sản phẩm công nghiệp trên cơ sở cơ giới hóa, tự động hóa, ứng dụng thành quả của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp; hình thành các trung tâm chế biến nông thuỷ sản và thực phẩm gắn với phát triển hệ thống logistics, công nghiệp chế biến dược phẩm, thức ăn chăn nuôi, trong đó ổn định và phát triển các ngành công nghiệp chế biến lúa gạo, cá tra theo hướng tạo ra nhiều dòng sản phẩm giá trị gia tăng cao, phát triển vùng trồng dược liệu.

Đồng thời, tỉnh cũng kêu gọi đầu tư đa dạng hóa các ngành, lĩnh vực sản xuất trang phục, da giày; công nghiệp cơ khí tự động hóa trong nông nghiệp và linh kiện máy chế biến nông sản thực phẩm; công nghiệp hỗ trợ cho các ngành cơ khí chế tạo.

Như Ý
nhuycongthongtin@gmail.com
thumbnail

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Follow

Tin xem nhiều

Danh mục chính Menu

Chính quyền với báo chí

Mục này cập nhật liên tục thông tin nổi bật của báo chí trong và ngoài tỉnh về vùng đất Sen Hồng

Thông cáo báo chí
Người phát ngôn
Báo chí với Đồng Tháp

Danh mục chính Menu

Banner Bản tin chỉ đạo điều hành

Banner Video

Banner Megastory

Banner Tin đồ họa

Tin nổi bật

// ]]>