Xuất bản thông tin

null Luật Căn cước được thông qua – người dân được hưởng lợi ích gì?

Trang chủ Tin tức

Luật Căn cước được thông qua – người dân được hưởng lợi ích gì?

Sáng ngày 27/11/2023, tại Chương trình Kỳ họp thứ 6 (Quốc hội hóa XV), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước với 431 đại biểu tán thành (chiếm tỷ lện 87,25%). Như vậy, với việc đổi tên gọi từ Luật Căn cước công dân (CCCD) sang luật Căn cước, thẻ CCCD cũng sẽ có tên gọi mới là Thẻ căn cước. Tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số

Việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số không chỉ bảo đảm tính đại chúng mà còn giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.

Luật gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đối với người được cấp thẻ căn cước, Luật bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ; phát huy giá trị, tiện ích của thẻ căn cước trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số. Việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo yêu cầu, còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.

Luật cũng quy định rõ về cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam. Nội dung này được bổ sung so với quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014 nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam; đồng thời, phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà nước về dân cư.

Về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước, Luật bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của người dân ngoài thông tin về căn cước vào thẻ căn cước; sử dụng các thông tin tích hợp từ thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng các giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại khác; qua đó, giúp giảm giấy tờ cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong thực hiện giao dịch dân sự, góp phần thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính.

Theo quy định của Luật Căn cước, mỗi công dân sẽ có 01 căn cước điện tử. Đây là nội dung được bổ sung so với quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014. Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và thực hiện các giao dịch, hoạt động khác theo nhu cầu của công dân. Thông tin của người dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử là thông tin quan trọng cần bảo vệ. Theo đó, Luật Căn cước đã xác định rõ nguyên tắc quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước là bảo đảm quyền con người và quyền công dân, được bảo vệ chặt chẽ và an toàn dữ liệu cá nhân. Đồng thời, trong triển khai thực tế, Bộ Công an đã có những giải pháp để bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong khai thác dữ liệu từ thẻ căn cước có gắn chip.

Bên cạnh đó, việc khai thác thông tin trong thẻ căn cước được phân cấp, phân quyền cụ thể, bảo đảm đối tượng khai thác chỉ được khai thác khi thực hiện trong chức năng, nhiêm vụ được giao và phải được người dân đó đồng ý thông qua việc xác thực bằng quét vân tay, khuôn mặt trên thiết bị hoặc qua ứng dụng VNeID (người dân có quyền cho phép tổ chức, cá nhân khai thác thông tin nào thì sẽ quyết định, phê duyệt trên ứng dụng VNeID). Ngoài ra, để khai thác được các thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và các thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin. Trường hợp các cơ quan nhà nước khác cung cấp thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin trong thẻ căn cước thì các thiết bị này đều phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Công an kiểm tra và cung cấp mã bảo mật.

 Nếu người dân bị mất thẻ căn cước mà chưa có điều kiện thực hiện việc cấp lại thẻ thì có thể thực hiện việc khai thác, sử dụng thông tin tích hợp qua căn cước điện tử.

Luật Căn cước sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Thanh Thảo

(Công an tỉnh Đồng Thá