Asset Publisher

null Hiệu quả bước đầu chương trình OCOP

Post details Báo chí với Đồng Tháp

Hiệu quả bước đầu chương trình OCOP

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt OCOP) tỉnh Đồng Tháp giai đoạn từ quý IV năm 2018 đến năm 2020. Qua triển khai thực hiện chương trình đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của địa phương, quảng bá đến người tiêu dùng, nhận thức của tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân được nâng lên.

Quầy hàng HTX DVNN Mỹ Long

Trong đó đáng chú ý, như lãnh đạo Huyện thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về phát triển kinh tế tập thể, nội dung, ý nghĩa của việc thực hiện chương trình OCOP để cán bộ, đảng viên, thành viên Hợp tác xã, Tổ Hợp tác, Hội quán và nhân dân nâng cao ý thức và tích cực tham gia, đặc biệt là đối với các sản phẩm thế mạnh của địa phương, sản phẩm đạt chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Uỷ ban nhân dân Huyện phối hợp tổ chức 01 lớp bồi dưởng cho cán bộ ngành huyện, xã trực tiếp tham gia thực hiện chương trình và 4 lớp đào tạo nghề cho xã, thị trấn tham gia thực hiện các sản phẩm thuộc chương trình OCOP.

Bên cạnh đó, Tỉnh tổ chức các lớp tập huấn chương trình OCOP cho thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện, thành viên Hội đồng đánh giá OCOP cấp Huyện, cấp xã, Hợp tác xã, Hội quán nông dân. Tại các xã Phong Mỹ, Tân nghĩa, Gáo Giồng, Ba Sao, Nhị Mỹ, Mỹ Thọ, Bình Hàng Trung, Phương Thịnh, Mỹ Long, Phương Trà, Tân Hội Trung, Bình Hàng Tây, Mỹ Long và thị trấn Mỹ Thọ. Huyện vận động các hộ dân sản xuất, doanh nghiệp, Hợp tác xã tích cực tham gia sản xuất các sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm của địa phương; đồng thời đóng góp dự thảo hướng dẫn chu trình thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm. Tổ chức đánh giá, phân hạng đối với 05 sản phẩm OCOP năm 2019 gồm: xoài Cao Lãnh, Xoài Cát Chu Cao Lãnh, chuối sấy, mít sấy, khoai lang sấy, kết quả đạt 4 sao và được Hội đồng đánh giá, phân hạng của Tỉnh công nhận đạt 3 sao đối với 5 sản phẩm nêu trên.

Thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng nhãn hiệu hàng hóa nông sản của địa phương, tiếp tục củng cố và phát triển nhãn hiệu Xoài Cao Lãnh, Xoài Cát Chu Cao Lãnh, Chanh Cao Lãnh, Cá Điêu hồng Bình Thạnh; được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn xin cấp nhãn hiệu chứng nhận Gạo Sạch Cao Lãnh, Tôm Càng xanh Nhị Mỹ. Bên cạnh đó, Huyện thường xuyên khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến bao bì, nhãn hiệu sản phẩm nhằm nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh trên thị trường như: khô cá điêu hồng, mật ong Gáo Giồng, mắm Gáo Giồng,… Thường xuyên ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đạt sản phẩm an toàn, tiêu chuẩn VietGAP như: gà Sơn Hòa, Ổi Minh Thọ.

Phối hợp với Công ty NHONHO cấp chứng nhận sản phẩm an toàn đối với lúa của Hợp tác xã 26/3 Phương Thịnh, diện tích 95,31 ha; Xoài của Tổ hợp tác xoài Mỹ Long, diện tích 7,5 ha; Dưa leo, khổ qua, đậu đũa, cải xanh, cải ngọt, cải bẹ dúm, bầu, bí đao, rau muống của Tổ hợp tác rau quả an toàn thị trấn Mỹ Thọ, diện tích 3,81 ha; ổi của Tổ hợp tác ổi Minh Thọ, diện tích 10 ha; xoài của Tổ hợp tác xoài Bình Thạnh, diện tích 30,4 ha; nấm rơm Phương Trà, diện tích 0,1 ha; chanh của Hợp tác xã Chanh Cao Lãnh, diện tích 31,86 ha.

Lãnh đạo Huyện cũng đã tiếp Đoàn làm việc của Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến khảo sát khu sản xuất và điểm giới thiệu  bán sản phẩm OCOP. Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại Du lịch và Đầu tư Tỉnh cung cấp sản phẩm tham dự Hội chợ nhịp cầu xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư tại thành phố Sa Đéc và Hội chợ tự hào hàng Việt - Nông nghiệp xanh - Khởi nghiệp tại thành phố Cao Lãnh, với các sản phẩm xoài, chanh, ổi, cam xoàn, khô cá điêu hồng, chả cá, rau thuỷ canh, mít sấy, chuối sấy, mật ong, gạo,… dự Hội chợ triển lãm các sản phẩm OCOP của Tỉnh năm 2019 được tổ chức tại thành phố Cao Lãnh từ ngày 20 đến 25 tháng 12 năm 2019.

Trong thời gian tới, các ngành chức năng huyện Cao Lãnh tiếp tục hối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân, Hợp tác xã, doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện chương trình OCOP ngày càng đa dạng và phong phú hơn, nhằm quảng bá sâu rộng các sản phẩm thế mạnh của địa phương đến người tiêu dùng. Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, mẫu mã các sản phẩm xoài Cao Lãnh, Xoài Cát Chu Cao Lãnh, chuối sấy, mít sấy, khoai lang sấy để thi nâng hạng lên 4 đến 5 sao vào năm 2020. Phấn đấu năm 2020, mỗi xã, thị trấn phải đăng ký ít nhất một sản phẩm dự thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP nhằm phát triển đa dạng hàng hoá trên địa bàn. Kinh phí thực hiện từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về  chương trình mỗi xã một sản phẩm. Tổ chức tập huấn nguồn nhân lực cấp Huyện, xã tham gia thực hiện chương trình khi được Tỉnh tổ chức. Triển khai quán triệt nội dung chu trình thực hiện chương trình OCOP đến ngành, địa phương khi được tỉnh ban hành để tổ chức triển khai đồng bộ, đạt kết quả cao. Thường xuyên phát triển ngành nghề, sản phẩm nông nghiệp của địa phương để đủ điều kiện tham gia thực hiện chương trình OCOP, cũng như khuyến khích doanh nghiệp, người dân không ngừng phát triển sản phẩm mới có tiềm năng để tham gia chương trình. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, đặc biệt là tham gia các chương trình Hội chợ do Trung tâm xúc tiến thương mại Du lịch và Đầu tư tỉnh tổ chức.

Thành Sơn