Xuất bản thông tin

null Mỗi ngày một lời Bác dạy - lời Bác dạy ngày này năm xưa 20.8.1953

Chi tiết bài viết VKS_HOCTAP_TUTUONG_ HCM

Mỗi ngày một lời Bác dạy - lời Bác dạy ngày này năm xưa 20.8.1953

Phải quyết chiến quyết thắng, những chớ chủ quan khinh địch…

= = = =

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài viết “Việc đình chiến ở Triều Tiên” đăng trên Báo Nhân dân, số 130, từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 8 năm 1953; bút danh C.B.

Chiến tranh Triều Tiên kéo dài từ giữa năm 1950 đến giữa năm 1953, chiến cuộc tạm ngưng khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953. Song, thương vong lớn tất cả các bên tham chiến; trong đó có quân đội Mỹ. Việc đình chiến ở Triều Tiên góp phần cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới; trong đó, tinh thần của quân và dân ta hăng hái lên cao, có lợi cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang ở giai đoạn quyết liệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời nhắc nhở quân và dân ta luôn giữ vững tinh thần quyết chiến, quyết thắng, không được chủ quan khinh địch.

Thực hiện lời Bác dạy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nêu cao ý chí quyết chiến, quyết thắng, vượt mọi gian khổ, hiểm nguy, chiến đấu kiên cường dũng cảm với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”; “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, thống nhất đất nước.

Đối với cán bộ, Kiểm sát viên, Bác Hồ dạy cán bộ kiểm sát phải “thận trọng”, nghĩa là cán bộ Kiểm sát phải có sự thận trọng trong giải quyết các mối quan hệ khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, bởi lý do là xuất phát từ tính chất nguy hiểm, phức tạp, quyết liệt của công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và xuất phát từ vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ có tính chất đặc biệt quan trọng bảo đảm pháp chế được thực thi nghiêm minh và thống nhất. Tính “thận trọng” đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát khi giải quyết vụ việc phải cân nhắc, suy tính thật cẩn thận, kỹ lưỡng để tránh sai sót khi đưa ra quyết định giải quyết. Tính “thận trọng” cũng đòi hỏi cán bộ Kiểm sát phải luôn soi mình trong luật pháp. Mọi hành vi pháp lý của cán bộ Kiểm sát đều phải xuất phát từ các quy định của pháp luật và chỉ được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật. Về mặt nghiệp vụ kiểm sát, phải nắm vững các yếu tố cấu thành tội phạm; đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá mọi tình tiết, điều kiện, hoàn cảnh của sự việc thực tế xảy ra, đồng thời, đối chiếu với quy định của pháp luật, kiểm tra chặt chẽ tính xác thực, tính hợp pháp của từng loại chứng cứ. Khi đưa ra quyết định xử lý đối với vụ án, kiểm sát viên phải căn cứ vào kết quả đánh giá toàn diện tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án với những mối liên hệ của những tài liệu, chứng cứ đó, trên cơ sở đó đưa ra kết luận chính xác về tính chất, mức độ, hậu quả xảy ra và trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật. Tính “thận trọng” đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát phải kiên quyết chống lại căn bệnh qua loa, đại khái, xem xét sự việc một cách hời hợt, tắc trách. Tuy nhiên thận trọng nhưng không được chần chừ, do dự; phải kiên quyết nhưng không chủ quan, nóng vội đi đến giải quyết sự việc một cách thiếu chính xác./.

                    Lê Công Hậu-Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp