Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

null Chất lượng, thẩm quyền của đại biểu chuyên trách

Chi tiết bài viết Nghiên cứu trao đổi

Chất lượng, thẩm quyền của đại biểu chuyên trách

Để các Tiểu ban trong Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội hoạt động thường xuyên, chuyên nghiệp, lẽ dĩ nhiên cần tăng tỷ lệ ĐBQH hoạt động chuyên trách.

Ngoài việc mời các chuyên gia, cố vấn tham gia hoạt động của Tiểu ban thì Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội phải phân công các đại biểu Quốc hội với vai trò là thành viên của các Tiểu ban. Lúc này rất cần có sự tham gia của các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Nếu đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm tham gia vào Tiểu ban sẽ rất khó, vì họ không có đủ thời gian và không hoạt động thường xuyên ở Quốc hội. Ví như, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban có 40 người, một Tiểu ban có khoảng 10 người, nhưng trong 10 người đó, chỉ có 1 - 2 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thì hoạt động của Tiểu ban cũng bị hạn chế. Hội đồng Dân tộc hoặc một Ủy ban có 5 Tiểu ban, mỗi Tiểu ban nên có đến 3 đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Ngoài ra còn có thêm 3 - 4 chuyên gia, cộng tác viên tham gia thường xuyên vào công việc của Tiểu ban thì mới đủ số lượng người nhất định theo dõi vào các hoạt động, lĩnh vực mà Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội phụ trách.

Thực tế, mỗi Tiểu ban hiện nay không có đủ 3 đại biểu Quốc hội chuyên trách. Việc tăng số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách xuất phát từ chính đòi hỏi thực tiễn và yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội theo hướng ngày càng chuyên nghiệp. Sâu xa hơn, nếu muốn tạo đột phá về thể chế, cần có những người chuyên nghiệp về xây dựng thể chế. Đó chính là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Khi hoạt động chuyên trách, đại biểu Quốc hội có nhiều thời gian hơn, không bị chi phối bởi bất cứ lĩnh vực cụ thể nào nên cũng bảo đảm được tính khách quan, trung lập. Họ sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng xây dựng thể chế.

Chúng ta băn khoăn câu chuyện, vì sao nhiệm kỳ Khóa XIV đề ra tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách là 35% nhưng không đạt. Đó là do công tác tổ chức, chúng ta vẫn bầu đủ số lượng đại biểu Quốc hội, tại sao không có đủ đại biểu Quốc hội chuyên trách? Xác định cơ cấu đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thì không nên có chuyện cạnh tranh giữa đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách.

Ví như, chúng ta cơ cấu người A là đại biểu Quốc hội không chuyên trách, B là đại biểu Quốc hội chuyên trách, nhưng B không trúng cử, A đạt thì buộc A phải chuyển sang đại biểu Quốc hội chuyên trách. Chúng ta bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội, khi cơ cấu, định hướng phải xác định rõ, đã bầu đủ phải cắt đủ 35% đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Khi phân bổ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách về các địa bàn ứng cử, xác định mỗi địa bàn ứng cử có bao nhiêu đại biểu Quốc hội chuyên trách thì bầu đúng tỷ lệ đó, không đủ lại theo hình thức chuyển tỷ lệ mà tôi vừa lấy ví dụ. Chúng ta kỳ vọng người giới thiệu ứng cử làm đại biểu Quốc hội chuyên trách được trúng cử, nhưng nếu không, thì phải có sự luân chuyển những người trúng cử không có định hướng làm chuyên trách sang làm chuyên trách.

Tốt nhất, theo tôi, nên có số dư trong bầu đại biểu Quốc hội chuyên trách, khi tổng số đại biểu Quốc hội không thay đổi, tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách đạt hay không là do chúng ta quyết định. Cũng cần nói thêm rằng, khi nói đến vai trò của đại biểu Quốc hội chuyên trách thì không chỉ bàn về số lượng, tỷ lệ, mà quan trọng hơn là chất lượng, thẩm quyền trong hoạt động.

Nguồn: (http://daibieunhandan.vn)