Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

null Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và bệnh nghề nghiệp

Chi tiết bài viết Tin tức

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và bệnh nghề nghiệp

Cử tri kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho đồng bộ với Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và Nghị định 117/2020/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Trong đó quy định chức danh và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chậm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, đồng thời có văn bản hướng dẫn về hồ sơ chứng minh thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, để tính lại thời hiệu theo quy định tại Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính làm căn cứ xử lý các hành vi trốn đóng, chậm đóng BHXH của các doanh nghiệp.

Vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung có văn bản trả lời như sau:

Hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được quy định tại Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ, cụ thể: hành vi vi phạm hành chính và mức phạt đối với việc chậm đóng bảo hiếm xã hội bắt buộc (trong đó có bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc) đã được quy định tại Điều 38 và thẩm quyền xử phạt các hành vi tại Điều 38 nêu trên là của Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đã được quy định tại Điều 53. Theo đó, Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại Điều 38; áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 7 Điều 38 của Nghị định này.

Nguồn: 4833/LĐTBXH-VP

Huỳnh Hoa