Xuất bản thông tin

null Giữ cho đúng tư cách một người cách mệnh

Bài viết Bài viết

Giữ cho đúng tư cách một người cách mệnh

TS. Lê Minh Hiếu

Khoa Lý luận cơ sở

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của nhân loại và thời đại.

Trong không khí cả nước chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta lại càng thấy thành quả đã đạt được của dân tộc ta, nhân dân ta trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ thật sự là to lớn và vĩ đại. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm lớn đối với cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp cách mạng. Vấn đề này được Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày ở lớp tập huấn cán bộ của Đảng ta từ năm 1927 “Tư cách một người cách mệnh” (2).

Tự mình phải

Cần kiệm

Hòa mà không tư

Cả quyết sửa lỗi mình

Cẩn thận mà không nhút nhát

Hay hỏi

Nhẫn nại (chịu khó)

Hay nghiên cứu, xem xét

Vị công vô tư

Không hiếu danh, không kiêu ngạo

Nói thì phải làm

Giữ chủ nghĩa cho vững

Hy sinh

Ít lòng tham muốn về vật chất

Bí mật

Đối người phải:

Với từng người thì khoan thứ

Với đoàn thể thì nghiêm

Có lòng bày vẽ cho người

Trực mà không táo bạo

Hay xem xét người

Làm vệc phải:

Xem xét hoàn cảnh kỹ càng

Quyết đoán

Dũng cảm

Phục tùng đoàn thể

Với 23 điều Người dạy về tư cách người cách mệnh vẫn giữ nguyên giá trị.

Sự chỉ giáo của Người, mỗi cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay, trước hết, luôn nhận thức và thể hiện vững vàng về chính trị, quyết tâm phấn đấu hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng; kiên định và quyết tâm bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của công cuộc đổi mới.

Hai là, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, tính kỷ luật, dân chủ trong tập thể, tinh thần đó phải luôn thể hiện với cấp dưới; gắn bó mật thiết với quần chúng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của quần chúng, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân.

Ba là, trong công việc, người cán bộ, đảng viên có chí tiến thủ, tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất và năng lực phù hợp với nhiệm vụ và chức trách được giao, thể hiện rõ thái độ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp dưới.

Bốn là, kiên quyết đấu tranh chống mọi hành vi làm tổn hại tới mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với quần chúng; bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, cảnh giác và đấu tranh có hiệu quả chống mọi sự tấn công của kẻ địch.

Năm là, tất cả cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân không ngừng phấn đấu “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đây chính là ngọn đuốc soi đường thực hiện sự nghiệp cách mạng Việt Nam vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thay lời kết, tôi xin mượn lời tác giả cuốn sách “Một số vấn đề kinh tế và chính trị hiện nay” của đồng chí thiếu tướng Nguyễn Chí Trung:

Sao không dám sống trọn đời một đảng viên can trường và cao thượng? Sao không giữ trọn đời Tư cách một người cách mệnh? (3)

Tài liệu tham khảo

1/Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, tr.266, NXB Chính trị Quốc gia.

2/Hồ Chí Minh, toàn tập, T2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.260.

3/ Thiếu tướng Nguyễn Chí Trung, “Một số vấn đề kinh tế và chính trị hiện nay”, tr.358, Nxb CTQG, năm 2010.