Xuất bản thông tin

null Câu chuyện giao tiếp thời công nghệ thông tin

Bài viết Bài viết

Câu chuyện giao tiếp thời công nghệ thông tin

Thúy Hiền

Ngày nay, khi nhịp điệu cuộc sống thay đổi, công nghệ thông tin ngày một phát triển, ứng dụng của công nghệ thông tin ngày một phổ biến thì câu chuyện giao tiếp giữa con người với con người ngày nay dường như càng thu hẹp lại. Vì sao chúng ta có cảm giác thu hẹp lại?

Trước hết, chúng ta thầy rằng khi công nghệ thông tin phát triển thì mối quan hệ, cách ứng xử giữa con người với con người ở một góc độ nào đó đã chịu ảnh hưởng ít, nhiều. Điện thoại thông minh trở thành một vật không thể thiếu của hàng tỷ người trên thế giới, điện thoại tích hợp nhiều ứng dụng, internet tốc độ cao, wifi, 3G, 4G có ở khắp mọi nơi, từ quán café tới quán ăn, từ văn phòng đến bất cứ đâu.

Mỗi chiếc điện thoại thông minh hay smartphone như một trung tâm thương mại, người dùng có thể vui chơi, giải trí, mua sắm, xem phim, nghe nhạc, trao đổi…v.v . Thực tế người ta không thể phủ nhận mặt tích cực của công nghệ thông tin. Nó gắn kết những người ở xa lại gần nhau; hỗ trợ kinh doanh; công việc được giải quyết nhanh chóng hơn; thông tin truyền đi nhanh hơn. Cả việc kết nối những mảnh đời khó khăn được vận động giúp đỡ, những dự án thiện nguyện đến những vùng xa xôi nhất và cũng không ít những câu chuyện cảm động được sẻ chia.

Không quá khi người ta nhận xét rằng con người ngày càng “kiệm lời giao tiếp”. Con người giao tiếp với nhau bằng “bàn phím” nhiều hơn, chỉ cần điện thoại, máy tính, máy tính bảng hoặc thông qua mạng xã hội, con người giao tiếp với nhau như một cỗ máy. Không hiếm khi người ta dễ dàng thấy ở quán ăn, quán café những buổi gặp mặt dù có đông thành viên nhưng mỗi người lại dán mắt vào thiết bị điện tử của riêng mình, giao tiếp với nhau ít dần đi.

Những biểu hiện đó trở thành một câu chuyện trong thực tế và môi trường công sở lại càng kiệm lời hơn bao giờ hết. Bởi “kiệm lời” tránh được sự va chạm không đáng có, và con người như những cỗ máy, bởi muốn trao đổi gì chỉ cần gõ bàn phím vài ba dòng rồi “enter” là đủ thông điệp. Công nghệ đã và đang chi phối đời thực của con người. Dẫn đến sự quan tâm dành cho nhau ngày càng ít đi.

Không chỉ là những mối quan hệ bạn bè “nhạt” dần đi mà những mối quan hệ trong gia đình giữa bố mẹ, con cái, người thân cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Khi Zalo, Facebook, Intagram lên ngôi thì con người tương tác với mạng xã hội hiều hơn, những câu hỏi thể hiện quan tâm nhau được thay bằng những con chữ vô hồn, người ta mãi mê bình luận, selfie, tán gẫu…Điện thoại xuất hiện cả trong lúc ăn, lúc ngủ, khi ngồi xe bus để chơi game, lướt web thậm chí đơn giản là đợi chờ một thông báo, một lượt like nào đó.

Internet giúp con người kết nối không giới hạn tới mọi thông tin trên thế giới với các công cụ tìm kiếm đắc lực như Google, câu nói đùa “Cái gì không biết thì tra google” lại ăn sâu vào trong tâm thức con người. Con người trở nên lười tư duy, ngại suy nghĩ, và thực tế ít nhiều bị lệ thuộc vào nó trong cuộc sống hàng ngày. Tỷ phú Bill Gate có câu nói rất hay rằng“Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng ra khỏi con đường của mình”. Vậy nên đừng để thói quen ỷ lại, lệ thuộc vào những thức mà chính con người chúng ta đã tạo ra.

Để phát huy tốt lợi ích của công nghệ thông tin con người càng phải biết khai thác nó một cách có hiệu quả nhất. Đừng để bị lệ thuộc, chi phối. Mỗi người cần phải biết cách thoát khỏi sự “nô lệ” đối với công nghệ. Đừng để vì “nghiện” điện thoại mà ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con người.Thiết nghĩ, chúng ta nên biết cách tận dụng những khoảng thời gian bên nhau để dành cho nhau những quan tâm chân thành nhất, có được như vậy thì dù công nghệ có phát triển mấy thì sự quan tâm dành cho nhau cũng không ít đi.

Lời khuyên từ phía các nhà khoa học chỉ ra rằng:

- Dành quá nhiều thời gian để sử dụng smartphone con người sẽ ít thời gian để tương tác với những người khác

- Mạng xã hội có thể kết nối và xóa khoảng cách nhưng nó cũng có thể cô lập bạn.

- Những hình ảnh trên mạng xã hội sẽ tạo cho người xem cảm giác thèm muốn hoặc ghen tỵ.

Nếu nhìn lại lời khuyên ấy vô cùng hữu ích vì một ngày chúng ta có 24 giờ, trong đó, khoảng 9 giờ là thời gian bên đồng nghiệp, khoảng 8 giờ để ngủ và vệ sinh cá nhân, khoảng 2 giờ để nấu ăn và dọn dẹp, khoảng 1 giờ chạy ngoài đường, vậy thì chỉ còn lại khoảng 4 giờ /1 ngày để dành cho gia đình, thậm chí nhiều gia đình có ít hơn số giờ đó. Vậy nên, tận dụng thời gian để vun đắp tình cảm là vô cùng cần thiết thay vì đắm chìm trong thế giới ảo thì cuộc sống thực sẽ trở nên tẻ nhạt, tình cảm gia đình mất dần đi khi Intenet ngự trị.

Bước ra khỏi thế giới ảo đó, dành một khoảng thời gian cần thiết để trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vui buồn trong cuộc sống sẽ giúp cho tình cảm thêm khăng khít, bền chặt. Con cái cần nhận được nhiều hơn sự quan tâm của cha mẹ, vợ chồng cần sự cảm thông cho nhau, bạn bè cần sự chân thật để gần nhau hơn, quí trọng nhau hơn.

Thay vì dùng bàn phím để “gõ” thông điệp rồi “enter”, thay vì dùng những “sticker” để thể hiện cảm xúc thì nên chăng hãy dành cho nhau những câu hỏi thăm, cái bắt tay đầm ấm. Một nụ cười thân thiện, một câu động viên chân thành thì cuộc sống sẽ vui vẻ lên và có ý nghĩa biết bao.