Xuất bản thông tin

null Đồng Tháp tiếp tục phát triển làng nghề gắn với sản phẩm OCOP, du lịch cộng đồng

QUÀ LƯU NIỆM Tin tức - sự kiện

Đồng Tháp tiếp tục phát triển làng nghề gắn với sản phẩm OCOP, du lịch cộng đồng

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch Bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh năm 2024 với mục tiêu chung bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống của các làng nghề. Khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể sản xuất tại các làng nghề tích cực tham gia Chương trình OCOP, từng bước thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng giá trị sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Sản xuất tại làng nghề dệt chiếu truyền thống Định An, Đinh Yên, huyện Lấp Vò

Nghề đan các sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh

Năm 2024, tỉnh tiếp tục bảo tồn 16 làng nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền (Làng nghề đan lờ, lợp; làng nghề đan cần xé; làng nghề đóng xuồng ghe; làng nghề đan mê bồ; làng nghề sản xuất bột v.v.). Công nhận ít nhất 01 làng nghề (Làng nghề Khô trâu huyện Tân Hồng); phát triển 02 làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch (Làng nghề đóng xuồng ghe và làng nghề hoa giấy huyện Lai Vung).

Cùng với đó, tỉnh duy trì, nâng chất các sản phẩm OCOP của các làng nghề đã được công nhận; phấn đấu mỗi huyện, thành phố có nghề truyền thống/làng nghề/làng nghề truyền thống đều có ít nhất 01 sản phẩm làng nghề (hoặc sản phẩm có nguồn nguyên liệu từ làng nghề) tham gia dự thi sản phẩm OCOP.

Toàn tỉnh hiện có 41 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận theo quy định; trong đó, có 01 nghề truyền thống, 22 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống với các sản phẩm khá đa dạng tập trung chủ yếu vào 05 nhóm: Chế biến và bảo quản nông, lâm thuỷ sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh v.v…Có 03/09 đơn vị huyện có làng nghề được công nhận có sản phẩm sử dụng nguyên liệu từ làng nghề tham gia dự thi OCOP đạt từ 3 - 4 sao (16 sản phẩm). Luỹ kế hiện có 09/41 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề có sản phẩm OCOP.

Theo kế hoạch, Phát triển 02 làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch (Làng nghề đóng xuồng ghe và làng nghề hoa giấy huyện Lai Vung), trong năm qua huyện Lai Vung tiếp tục triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề đóng xuồng, ghe xã Long Hậu; phát triển làng nghề Hoa giấy gắn với Kế hoạch phát triển du lịch huyện Lai Vung năm 2023, góp phần tạo dựng hình ảnh địa phương trong những năm qua. Công tác quảng bá hình ảnh 02 làng nghề, làng nghề truyền thống được thực hiện thường xuyên trên Trang thông tin điện tử; đồng thời, gắn kết với các tour du lịch giữa làng hoa Sa Đéc và làng nghề hoa giấy xã Tân Dương. Bên cạnh đó, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề đóng xuồng, ghe xã Long Hậu được đưa vào bản đồ số Du lịch Lai Vung tại địa chỉ tên miền: http://laivung.travel. Hiện có 03 cơ sở thủ công mỹ nghệ sản xuất xuồng ghe thu nhỏ làm quà tặng cung cấp cho khách tham quan làng nghề và theo đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có làng nghề truyền thống hoa kiểng, thành phố Sa Đéc đang phát triển du lịch theo tiêu chí Chương trình OCOP (05 sản phẩm được đánh giá từ 3-4 sao), huyện Lấp Vò có làng nghề dệt chiếu Định An, Định Yên; huyện Hồng Ngự có làng nghề truyền thống dệt khăn choàng thường xuyên đón du khách nước ngoài,…

Hiện nay, các ngành và địa phương đang tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất việc Ngoài ra, các ngành và địa phương triển khai tốt các chính sách khuyến khích bảo tồn và phát triển làng nghề, cung cấp thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm quản lý, sản xuất, cải tiến trang thiết bị, hướng dẫn, bồi dưỡng dạy nghề và nghiệp vụ quản lý sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, hợp tác xã tại các làng nghề. Tạo điều kiện cho lao động tại các làng nghề tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn; đăng ký bảo hộ, chứng nhận nhãn hiệu gắn với quảng bá, xúc tiến thương mại để gắn kết trong chuỗi sản phẩm OCOP nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tạo nhiều cơ hội việc làm phù hợp để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại các địa phương.

Nguồn: Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 23/01/2024.

Thảo Nguyên-CCPTNT