Danh mục chính Menu

Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

Địa chỉ: Số 12, đường 30/4, Phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Điện thoại: 0277.3851431, Fax: 0277.3851615

Email: banbientap@dongthap.gov.vn

Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh là cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân Tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác; kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh; đầu mối Cổng thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động chung của Uỷ ban nhân dân Tỉnh; giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý văn thư - lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng.

Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

1. Trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành:

a) Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

b) Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

c) Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).

2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành:

a) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

b) Các văn bản khác theo sự phân công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

3. Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Uỷ ban nhân dân Tỉnh:

a) Tổng hợp đề nghị của các sở, cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân Tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức liên quan.

b) Kiến nghị với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh đưa vào chương trình, kế hoạch công tác những vấn đề cần tập trung chỉ đạo, điều hành hoặc giao cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản.

c) Xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác.

d) Theo dõi, đôn đốc các sở, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng.

đ) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện; kiến nghị giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác.

e) Kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

4. Phục vụ hoạt động của Uỷ ban nhân dân Tỉnh:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung, phục vụ các cuộc họp của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

b) Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo.

c) Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

d) Tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

5. Tham mưu, giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp.

b) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác đối với các sở, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

c) Thực hiện nhiệm vụ trước Hội đồng nhân dân Tỉnh; tiếp xúc, báo cáo, trả lời kiến nghị của cử tri.

d) Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp.

đ) Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương.

6. Tiếp nhận, xử lý, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn bản đến):

a) Đối với đề án, dự án, dự thảo văn bản do các cơ quan trình: Kiểm tra hồ sơ, trình tự, thủ tục soạn thảo, thể thức, kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản; tóm tắt nội dung, nêu rõ thẩm quyền quyết định, sự đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh đối với vấn đề liên quan, đề xuất một trong các phương án: Ban hành, phê duyệt; đưa ra phiên họp Uỷ ban nhân dân Tỉnh; gửi lấy ý kiến các thành viên Uỷ ban nhân dân Tỉnh; thông báo ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh lại, lấy thêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

Trong quá trình xử lý, nếu đề án, dự án, dự thảo văn bản còn ý kiến khác nhau, chủ trì họp với cơ quan, tổ chức liên quan để trao đổi trước khi trình.

b) Đối với dự thảo báo cáo, bài phát biểu: Phối hợp với các cơ quan liên quan biên tập, hoàn chỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

c) Đối với văn bản khác: Kiến nghị với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao cơ quan liên quan triển khai thực hiện; tổ chức các điều kiện cần thiết để Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật.

7. Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh:

a) Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh; định kỳ rà soát, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành.

c) Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính văn phòng trong quá trình chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh; kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo Văn phòng Chính phủ.

d) Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

8. Thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính và bộ phận một cửa cấp tỉnh:

 a) Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn bản danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận Một cửa; các nội dung thủ tục hành chính được công khai theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; hỗ trợ những trường hợp không có khả năng tiếp cận thủ tục hành chính được công khai bằng phương tiện điện tử.

b) Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định.

c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu giải quyết ngay trong ngày hoặc các thủ tục hành chính được giao hoặc uỷ quyền cho công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa giải quyết; hỗ trợ tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

d) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan khác có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

đ) Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; chuyển ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền về các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, cá nhân.

e) Bố trí trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết về pháp lý, thanh toán phí, lệ phí, nộp thuế, phiên dịch tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc (nếu cần), sao chụp, in ấn tài liệu và các dịch vụ cần thiết khác khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo mức giá dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

g) Tổ chức thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn Tỉnh.

9. Thực hiện chế độ thông tin:

a) Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

b) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của Cổng Thông tin điện tử và kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

c) Xuất bản, phát hành Công báo Tỉnh.

10. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật:

a) Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

b) Phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

11. Hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phòng

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân Tỉnh tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ hành chính văn phòng đối với Văn phòng các sở, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, công chức Văn phòng - Thống kê xã, phường, thị trấn.

12. Thực hiện nhiệm vụ quản trị nội bộ:

a) Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan đến hoạt động của Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

b) Tiếp nhận, xử lý văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh; ban hành và quản lý văn bản theo quy định.

c) Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

d) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao.

đ) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

e) Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định.

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG UBND TỈNH
___________

1. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh - Nguyễn Văn Phú

- Chịu trách nhiệm toàn diện trước Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh về hoạt động của Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

- Giúp việc cho Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân Tỉnh và là người phát ngôn chính thức của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

- Trực tiếp giúp việc Uỷ ban nhân dân Tỉnh về các ngành, lĩnh vực: quốc phòng – an ninh (bao gồm cả an ninh tôn giáo); tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ (kể cả của Văn phòng); địa giới hành chính; đất đai; các dự án đầu tư xã hội hóa thuộc lĩnh vực phụ trách; tài chính – ngân sách; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; môi trường, tài nguyên nước (kế hoạch, cấp phép khai thác nước trên địa bàn tỉnh); đổi mới và phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp và xử lý vi phạm hành chính.

- Theo dõi giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành Tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố. Đồng thời, theo dõi nhiệm vụ do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao cho Tỉnh.

- Làm chủ tài khoản của Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh và phụ trách công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị, lễ tân, quản lý tài chính của Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

- Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng và Chủ tịch Hội đồng xét duyệt sáng kiến của Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao.

2. Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh - Nguyễn Công Minh

- Chịu trách nhiệm toàn diện trước Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh về lĩnh vực được giao phụ trách.

- Trực tiếp giúp việc Uỷ ban nhân dân Tỉnh về các ngành, lĩnh vực: tổng hợp (bao gồm báo cáo định kỳ, đột xuất của UBND Tỉnh và của Văn phòng UBND Tỉnh); giáo dục và đào tạo; y tế; văn hoá, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; lao động – thương binh và xã hội; tôn giáo; công tác thanh niên; dân vận chính quyền; dân chủ cơ sở; thi đua – khen thưởng; lưu trữ; xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư; bảo hiểm xã hội; ngân hàng chính sách xã hội và các dự án đầu tư xã hội hóa thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Làm nhiệm vụ kiêm Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp; tiếp nhận thông tin từ các cơ quan, đơn vị, địa phương và đề xuất lịch làm việc của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh. 

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao.

3. Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh – Lê Lam Minh Nhật

- Chịu trách nhiệm toàn diện trước Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh về lĩnh vực được giao phụ trách.

- Trực tiếp giúp việc Uỷ ban nhân dân Tỉnh về các ngành, lĩnh vực: xây dựng cơ bản; giao thông, vận tải; kế hoạch và đầu tư; khoáng sản; công thương; kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn; làng nghề; xây dựng nông thôn mới; kinh tế hợp tác; khoa học và công nghệ; kinh tế biên giới và các dự án đầu tư xã hội hóa thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao.

4. Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh – Huỳnh Thanh Sơn

- Chịu trách nhiệm toàn diện trước Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh về lĩnh vực được giao phụ trách.

- Trực tiếp giúp việc Uỷ ban nhân dân Tỉnh về các ngành, lĩnh vực: tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; ngoại vụ; tư pháp; phổ biến giáo dục pháp luật; thanh tra; phòng, chống tham nhũng; thi hành án dân sự; cải cách hành chính (kể cả của Văn phòng) và kiểm soát thủ tục hành chính.

- Trực tiếp phụ trách công tác ISO của Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao.

 

 

Ông Nguyễn Văn Phú

Sinh ngày: 25/02/1966

Quê quán: xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Kinh tế học, Đại học Kinh tế nông nghiệp, Đại học Luật

Lý luận chính trị: Cao cấp

Chức vụ: Chánh Văn phòng

Ông Nguyễn Công Minh

Sinh ngày: 01/12/1976

Quê quán: xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Báo chí

Lý luận chính trị: Cao cấp

Chức vụ: Phó Chánh Văn phòng

Ông Lê Lam Minh Nhật

Sinh ngày: 08/6/1978

Quê quán: Xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản lý Xây dựng

Lý luận chính trị: Cao cấp

Chức vụ: Phó Chánh Văn phòng

Ông Huỳnh Thanh Sơn

Sinh năm: 1968

Quê quán: Xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Trình độ chuyên môn: Đại học Luật

Lý luận chính trị: Cao cấp

Chức vụ: Phó Chánh Văn phòng

Họ tên

Chức vụ

Điện thoại

Email

Nguyễn Văn Phú

Chánh Văn phòng

0918 717 122

phubaophong@yahoo.com.vn

Nguyễn Công Minh

Phó Chánh Văn phòng

0931 81 79 79

congminhdongthap@gmail.com

Lê Lam Minh Nhật

Phó Chánh Văn phòng

0913 622 370

nhatlelam78@gmail.com

Huỳnh Thanh Sơn

Phó Chánh Văn phòng

0913 660 511

thanhsonbtcd@gmail.com

Đặng Phú Quí

Trưởng Phòng Hành chính - Quản trị

0918 403 059

quidang68@gmail.com