Xuất bản thông tin

null Tháp Mười – Tháo gỡ khó khăn trong việc cấp mã số vùng trồng

Chi tiết bài viết Tin tức

Tháp Mười – Tháo gỡ khó khăn trong việc cấp mã số vùng trồng

Theo thống kê của ngành chuyên môn, đến nay, Tháp Mười có gần 14 ngàn ha sản xuất lúa và cây ăn trái được cấp mã vùng trồng, chỉ chiếm trên 35% tổng diện tích đất sản xuất trong huyện. Việc cấp mã số vùng trồng trong huyện đang gặp nhiều khó khăn, huyện Tháp Mười đang từng bước tháo gỡ những khó khăn này.

Hiện tại, toàn huyện có 90 vùng được cấp mã vùng trồng, trong đó, 63 mã vùng trồng lúa, còn lại là cây ăn trái, chủ yếu mà mít, sầu riêng và bưởi.... Theo Lãnh đạo các địa phương trong huyện, khó khăn trong vận động nông dân tham gia đăng ký mã vùng trồng là việc người dân chưa quen với việc ghi chép nhật ký sản xuất, hay ghi chép các loại tên thuốc bằng tiếng nước ngoài, những diện tích được cấp mã vùng trồng vẫn còn gặp khó khăn trong tiêu thụ nên chưa khuyến khích nông dân. Ông Trương Thanh Hợp, Bí thư, Chủ tịch xã Phú Điền cho biết: xã có 03 mã vùng trồng nhưng chủ yếu là cây ăn trái, mặc dù đã tuyên truyền, vận động nông dân tham gia mã vùng trồng, tuy nhiên, người dân cũng còn nhiều nhiều lo ngại vì chưa nhận thấy rõ lợi ích của việc cấp mã vùng trồng, vì vậy, để tăng diện tích sản xuất có mã vùng trồng, nhất là đối với cây lúa, UBND xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng khu vực, ngoài phân công cán bộ nông nghiệp chịu trách nhiệm chính thì còn phân công nhiệm vụ cho các hội, đoàn thể tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người dân về mã vùng trồng, vì đây là quyền lợi của chính người nông dân, để từng bước hướng tới sản xuất an toàn, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, mới có thể liên kết tiêu thụ được với các công ty, doanh nghiệp.

Là địa phương có nhiều diện tích vườn cây ăn trái được cấp mã vùng trồng trong huyện, Lãnh đạo xã Đốc Binh Kiều cho biết, ngoài phân công cán bộ nông nghiệp là người trực tiếp hướng dẫn người dân ghi chép nhật ký sản xuất, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở nông dân, còn phân công nhiệm vụ cho các hội tuyên truyền vận động trong hội viên, tuy nhiên, Đốc Binh Kiều vẫn chưa có mã vùng trồng lúa. Trong năm 2024, bên cạnh tiếp tục tăng mã vùng trông cây ăn trái, Đốc Binh Kiều cũng quyết tâm vận động các hộ sản xuất lúa đăng ký sản xuất theo quy định để được cấp mã vùng trồng.

Ông Đinh Hồng Thái, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tháp Mười cho biết, hiện tại, Tháp Mười đang rà soát thực trạng sản xuất, định hướng, xây dựng mã số vùng trồng, tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân ghi chép nhật ký sản xuất. Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện tham mưu UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn chỉ đạo cán bộ nông nghiệp, hội đoàn thể tích cực vận động, hỗ trợ người dân ghi chép sổ nhật ký sản xuất, hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh và mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân thông qua mã vùng trồng, từ đó người dân thấy được lợi ích khi tham gia mã vùng trồng sẽ được liên kết tiêu thụ ổn định để tích cực tham gia.

Mong rằng, với những giải pháp đang thực hiện, Tháp Mười sẽ tăng diện tích cấp mã vùng trồng trong năm 2024 theo chỉ tiêu đề ra.

Bt + Hình: Thúy Ly