Xuất bản thông tin

null CLB phụ nữ khởi nghiệp Tháp Mười – tiếp cận phương thức bán hàng mới theo nhu cầu thị trường

Chi tiết bài viết Tin tức

CLB phụ nữ khởi nghiệp Tháp Mười – tiếp cận phương thức bán hàng mới theo nhu cầu thị trường

Ra mắt năm 2019, đến nay, Câu lạc bộ (CLB) Phụ nữ khởi nghiệp Tháp Mười đã hỗ trợ nhiều chị em phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp với các sản phẩm địa phương. Hiện tại, để đáp ứng với xu thế mua sắm trực tuyến hiện nay, CLB đã hướng dẫn thành viên thay đổi phương thức kinh doanh để bắt kịp nhu cầu thị trường.

Có mặt trong buổi hướng dẫn livestream bán hàng cho chị em phụ nữ khởi nghiệp do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện phối hợp CLB Phụ nữ khởi nghiệp tổ chức, chúng tôi cảm nhận được sự e ngại của chị em khi mới lần đầu giới thiệu sản phẩm của mình, chị em chưa quen khi phải nói chuyện trước màn hình, không biết giới thiệu như thế nào, làm sao thuyết phục được người mua hàng là tâm lý chung của các chị. Tuy nhiên, sau khi được hướng dẫn và thực hiện trực tiếp trên các buổi livestream, các chị em cũng đã mạnh dạn tự livestream bán các sản phẩm của mình trên các nền tảng xã hội. Chị Nguyễn Thị Chi, Chủ cơ sở khô Liêm Chi, xã Trường Xuân chia sẽ, lúc trước Chị không bán được trên các nền tảng online như Facebook, zalo do không biết cách đăng bài, không biết cách quay video, lâu lâu mình mới đăng 1 video nên không có khách hàng nhưng qua các lớp tập huấn, được hướng dẫn hỗ trợ, hiện tại, Chị đã mạnh dạn livestream bán sản phẩm của mình trên các nền tảng như Facebook, zalo và đặc biệt trên tiktok, ngoài phương thức bán hàng truyền thống thì đây cũng là kênh bán hàng chính của Chị, bây giờ sản phẩm của Chị đi rất xa như Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn.

Còn chị Trần Thị Trinh, chủ cơ sở sản xuất – kinh doanh bánh kẹo Phát Huy ở thị trấn Mỹ An cho biết, sau khi được hướng dẫn cách bán hàng livestream trên các nền tảng xã hội, Chị cũng đã livestream để bán, nhờ bán hàng trên nhiều kênh nên thị trường mở rộng, nhu cầu về sản lượng tăng gần 10 lần, nhất là trong dịp tết Nguyên đán nên Chị đã đầu tư máy móc sản xuất tự động như máy ngào, máy cắt bánh kẹo và máy đóng gói thay cho sản xuất thủ công trước đây. Việc chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất tự động giúp giảm nhân công, giảm chi phí, tăng sản lượng. Chị cũng đang định hướng sẽ đăng ký OCOP đối với các sản phẩm của địa phương.

Ngoài hướng dẫn kinh doanh đa kênh, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và CLB luôn quan tâm, phối hợp với các ngành liên quan của địa phương hỗ trợ, hướng dẫn hội viên hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục, chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký sản phẩm OCOP để sản phẩm thương mại hóa tốt hơn, nhất là khai thác các kênh phân phối mới để sản phẩm khởi nghiệp của chị em hội viên tiếp cận thị trường hiệu quả. Bên cạnh giữ khách hàng truyền thống thì phải tiếp cận, bắt nhịp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường là mua, bán hàng hóa bằng hình thức online, livestream bán hàng, tuy nhiên, phần lớn chị em phụ nữ khởi nghiệp ở nông thôn còn hạn chế trong việc sử dụng công nghệ và quảng bá, giới thiệu sản phẩm, vì vậy, CLB Phụ nữ khởi nghiệp đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và các ngành, đơn vị tập huấn, hướng dẫn trực tiếp cho các Chị, hiện nay, các Chị đã mạnh dạn bán hàng trên các nền tảng, khi sản phẩm được đi xa, tiêu thụ nhiều cũng là động lực để các Chị ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình hơn”. Chị Hồ Thị Diễm Thúy, Chủ nhiệm CLB Phụ nữ khởi nghiệp huyện Tháp Mười chia sẽ.

Được biết, năm 2023, trong CLB Phụ nữ khởi nghiệp, có thêm 20 sản phẩm phụ nữ đăng ký khởi nghiệp, hiện tại, Tháp Mười có 47 sản phẩm khởi nghiệp, đa số các sản phẩm được kinh doanh trên đa phương tiện, đem lại thu nhập ổn định cho chị em phụ nữ.

Bt + Hình: Thúy Ly