Danh mục chính Menu

Ứng dụng lồng nhau

Xuất bản thông tin

null Lê Văn Hiển

LÊ VĂN HIỂN

(Lê Quang Hiển)

(1872  -  1950)

Ông Lê Quang Hiển quê làng Mỹ Trà (nay thuộc thị xã Cao Lãnh), là một điền chủ giàu có, yêu nước, có nhiều kinh nghiệm trong khai khẩn đất hoang ở vùng Cao Lãnh.

Khi phong trào Đông du nổ ra, không sợ liên lụy, ông hỗ trợ nhiều tiền bạc cho phong trào, trực tiếp qua Nguyễn Quang Diêu và nhứt là Cường Để, đã được Cường Để  phong cấp cho bằng “Đề Đốc”, thường làm công việc từ thiện; cưu mang, trợ giúp người nghèo khó, bỏ tiền ra xây cầu, đắp đường, tài trợ cho nhiều học sinh ăn học thành tài...Năm 1923, thấy Cao Lãnh là một quận được thành lập từ năm 1914 mà không nhà thương để chăm sóc sức khỏe cho dân nghèo, ông hiến một miếng đất và đứng ra làm cuộc lạc quyên, ông đứng đầu danh sách ủng hộ 1.000 đồng (lúc ấy giá lúa là 0,3đồng/giạ) để xây dựng  nhà thương Cao Lãnh (cuộc lạc quyên được 7.979 đồng).

Trong những năm 1930, với lòng kiên nhẩn và kinh nghiệm dày dạn, ông đã vượt qua bao trở ngại từ thiên nhiên, thời tiết....  đã thành công trong việc khai khẩn đất hoang ở Đồng Tháp  Mười, trong khi nhiều điền chủ, tư sản khác có cả người Pháp, người Ấn thất bại đến sạt nghiệp. Ông đã được chánh quyền thực dân Pháp lúc ấy ban cho Khuê bài Canh nông, vì thành tích nầy.

Ngày 9-3-1945, Nhựt đảo chánh Pháp, chánh quyền thực dân Pháp ở Cao Lãnh tan rã; trong khi quân Nhựt chưa kịp thiết lập chánh quyền mới thay thế, tình hình trật tự xã hội hết sưc hổn độn, nhứt là khi Nguyễn Phú Hựu, nguyên là nghị viên Hội đồng Quản hạt tự xưng là Tổng đốc lưỡng tỉnh (Vĩnh Long - Sa Đéc) kéo lên Cao Lãnh ban bố tình trạng tự do “ơn đền oán trả”. Nhân dân địa phương dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng Cao Lãnh, cử đồng chí Lê Văn Thượng làm phó quận trưởng và Lê Quang Hiển làm quận trưởng. Nhờ thế mà trật tự được ổn định.

Sau ngày 23-9-1945, thực dân Pháp trở lại tái chiếm Nam Kỳ, ông Lê Quang Hiển ủng hộ kháng chiến nhiều lúa gạo, tiền bạc; hưởng ứng chủ trương tiêu thổ kháng chiến của cách mạng, ông phá bỏ nhà cửa rút theo lực lượng kháng chiến vào căn cứ.

Đến năm 1950, ông lâm bịnh qua đời trong vùng kháng chiến, an táng tại Ba Sao (Cao Lãnh), thọ 78 tuổi.

Hiển thị Tới trang của 135 < >

Nhân vật lịch sử khác

Xuất bản thông tin

Cơ quan phát ngôn chính thống của UBND tỉnh Đồng Tháp
Cơ quan quản lý: Văn phòng UBND tỉnh - 0277.3851431

Liên hệ: Quảng cáo | Ban Biên tập | Cộng tác| Sơ đồ website

Điện thoại: 0277.3853949 – 0277.3853744 | Fax: 0277.3851615

Email: banbientap@dongthap.gov.vn

Địa chỉ: Số 12, đường 30/4, phường 1, TP. Cao Lãnh

Follow