Danh mục chính Menu

Ứng dụng lồng nhau

Xuất bản thông tin

null Nguyễn Văn Vĩ

NGUYỄN VĂN VĨ

( 1895 – 1976 )

 Nguyễn Văn Vĩ còn gọi là Michel Văn Vĩ, sanh ngày 4-6-1895 tại Sa Đéc. Ông có quốc tịch Pháp, du học tại Pháp và tốt nghiệp trường Cao học Thương nghiệp Paris (Hautes Etudes Commerciales, viết tắt là H.E.C.).

Trở về nước 1928-1929, ông Michel Văn Vĩ làm phó Giám đốc Pháp Hoa Ngân hàng (Banque Franco-Chinoise). Sau ông được mời làm Tổng Giám đốc Việt Nam Công thương Ngân hàng, do một nhóm tư sản dân tộc thành lập, ông lãnh trọng trách chỉnh đốn ngân hàng này. Thế là ông Michel Văn Vĩ đi vào cuộc vật lộn tự phát giữa giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam với bọn tài phiệt nước ngoài.

Ông là một trong những người (trong đó có kỹ sư Lưu Văn Lang) sáng lập hội SAMIPIC, tập hợp số nhân sĩ, trí thức và những nhà hằng tâm hằng sản, vận động góp tiền để cấp học bổng cho số học sinh nghèo, học giỏi. Ông cũng là Hội trưởng Hội tương tế Sa Đéc, tập hợp một số đồng hương, lo việc quan, hôn, tang, tế...Ngày 29-7-1941, quân Nhựt vào Đông Dương, Pháp buộc phải đối phó hòng giành dân với Nhựt. Lợi dụng tính mị dân cấp thời của Pháp, Việt Minh ở Nam Bộ chủ trương thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ. Ông Michel Văn Vĩ sẵn sàng hưởng ứng cuộc vận động, đứng ra thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ Nam Kỳ và nhận được giấy phép hoạt động do chính Thống đốc Nam Kỳ ký ngày 18-8-1944.

Chỉ trong vòng một tháng, kể từ ngày ra mắt trị sự (5-11-1944), các ban chuyên môn được thành lập đầy đủ và đi vào hoạt động. Các Chi hội Truyền bá Quốc ngữ cũng được thành lập ở nhiều tỉnh.

Thời gian vận động thành lập Hội Truyền bá Quốc ngữ Nam Kỳ kể trên cũng là thời gian vận động thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam. Ông Michel Văn Vĩ là một trong những nhân sĩ trí thức Nam Bộ đầu tiên tại Sài Gòn gia nhập Đảng Dân chủ Việt Nam, đảng viên hoạt động bí mật trong vùng tạm chiếm.

Khi Thanh niên Tiền Phong giữ vai trò xung kích trong việc giành chánh quyền ngày 25-8-1945 ở Nam Bộ, có sự góp phần của hội viên Hội Truyền bá Quốc ngữ.

Đến thời bù nhìn Bảo Đại, Hội Truyền bá Quốc ngữ là một tổ chức công khai hợp pháp, vừa là một cơ sở dự trữ nhân sự cho các tổ chức và phong trào cách mạng. Hai bản “Tuyên ngôn của trí thức” (năm 1947 và năm 1949) với hàng ngàn chữ ký của trí thức ủng hộ kháng chiến, trong đó kể đầu là Lưu Văn Lang, và cũng không thiếu chữ ký của Phó giám đốc ngân hàng Pháp Hoa, Michel Văn Vĩ.

Ngày 1-8-1954, ông Michel Văn Vĩ và nhiều nhân sĩ trí thức miền Nam hưởng ứng, tham gia Ủy ban Hòa Bình khu Sài Gòn - Chợ Lớn của luật sư Nguyễn Hữu Thọ, kêu gọi nhân dân đấu tranh đòi thống nhứt Tổ quốc. Ngày 7-11-1954, ngụy quyền khủng bố, đàn áp, bắt một số nhân sĩ trí thức lãnh đạo phong trào. Trước áp lực mạnh mẽ của nhân dân, ngụy quyền buộc  phải trả tự do cho 23 nhân sĩ trí thức của phong trào Bảo vệ Hòa bình, trong đó có ông Michel Văn Vĩ.

Tháng 4-1964, Đại hội lần II Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam, ông Michel Văn Vĩ được mời vào Ủy ban Mặt trận Trung ương. Vì chưa lộ với địch, và còn vai trò chánh trị ở Sài Gòn, nên ông chỉ đứng tên bằng bí danh Huỳnh Đàn, một công thương gia yêu nước.

Hiển thị Tới trang của 135 < >

Nhân vật lịch sử khác

Xuất bản thông tin

Cơ quan phát ngôn chính thống của UBND tỉnh Đồng Tháp
Cơ quan quản lý: Văn phòng UBND tỉnh - 0277.3851431

Liên hệ: Quảng cáo | Ban Biên tập | Cộng tác| Sơ đồ website

Điện thoại: 0277.3853949 – 0277.3853744 | Fax: 0277.3851615

Email: banbientap@dongthap.gov.vn

Địa chỉ: Số 12, đường 30/4, phường 1, TP. Cao Lãnh

Follow