Danh mục chính Menu

Ứng dụng lồng nhau

Xuất bản thông tin

null Phan Thị Huỳnh

PHAN THỊ HUỲNH

(1927 – 1968)

Bà Phan Thị Huỳnh sanh năm 1927, quê làng Tân Phú Trung, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc. Bà lập gia đình với ông Phạm Quang Phấn sanh năm 1923, quê làng Mỹ Trà, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là phường 3, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).

Cách mạng Tháng Tám -1945 bùng nổ, bà Phan Thị Huỳnh tích cực hoạt động và được cử làm Đoàn trưởng Phụ nữ Cứu quốc xã Tân Phú Trung. Năm 1949 bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1950, bà được cử vào Ban Chấp hành Hội Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Sa Đéc, làm Hội trưởng Hội Phụ nữ Cứu quốc huyện Châu Thành. Năm 1952 bà chuyển về Ban chấp hành Hội Phụ nữ Cứu quốc huyện Hồng Dân, tỉnh Rạch Giá. Đình chiến tháng 7-1954, bà được chuyển về hoạt động bí mật ở chi bộ Đảng xã Mỹ Quí, huyện Mỹ An (nay là huyện Tháp Mười). Do yêu cầu nắm công giáo chức ở thị xã Cao Lãnh, năm 1958 bà về ấp Mỹ Đức, xã Mỹ Trà (nay là khóm 1, phường 3, thị xã Cao Lãnh), làm công tác vận động công giáo chức.

Trong cuộc Tổng tấn công Xuân Mậu Thân - 1968, gia đình bà bám trụ tại vùng chiến sự, thành điểm hậu cần liên tục suốt ngày đêm cung cấp cơm nước cho bộ đội, dân công. Ngày 18-2-1968, trọng pháo địch từ thị xã Cao Lãnh bắn xuống, bà hy sinh tại chỗ.

Chồng bà, ông Phạm Quang Phấn tham gia cách mạng từ năm 1945 ở Sài Gòn. Đi vào kháng chiến, ông theo Đệ nhứt, Đệ nhị sư đoàn rời thành phố về Cao Lãnh tiếp tục hoạt động. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó ông được điều về khu 9, chuyển xuống Rạch Giá. Đình chiến, ông được giới thiệu về công tác ở xã Mỹ Quí. Ông dạy học và hoạt động bí mật trong chi bộ B tại đây. 1958, được điều về xã Mỹ Trà, ông dạy học ở trường Tiểu học Cao Lãnh, sanh hoạt đảng trong chi bộ E 40 (chi bộ công giáo chức) thị xã cao Lãnh. Ông vô đạo Thiên chúa và được cài vào Đảng Dân chủ của Diệm, thực hiện phương châm chui sâu trèo cao, vận động các linh mục, mục sư, công giáo chức. Ông bám trụ, hết lòng giúp đở bộ đội, dân công trong cuộc Tổng Tấn công Xuân Mậu Thân vào thị xã Cao Lãnh. Ông bị địch bắn bị thương cùng lúc với vợ và chết cùng ngày. Thi hài ông bà chôn cất ở rạch Cả Bát xã Mỹ Thọ. Mồ mã ông bà hai lần bị máy bay Mỹ ném bom, bốc tung cả hài cốt.

Con bà, ông Phạm Quang Đạo, sanh năm 1954, học sinh trường Trung học Kiến Phong và là đoàn viên Thanh niên Nhân dân cách mạng Việt Nam, hoạt động bí mật trong đội biệt động thị xã Cao Lãnh. Tổ của ông được giao quả mìn hẹn giờ đánh vào Ty Thông tin. Do sơ suất kỹ thuật, mìn nổ tại nhà, ông Phạm Quang Đạo hy sinh tại chỗ, ngày 20-6-1969.

Khi cha mẹ đều hy sinh, các con của bà được người cô (chị của cha) là bà Phạm Thị Uẩn đùm bọc, nuôi dưỡng, cho ăn học. Ngoài người con tên Phạm Chí Thiện sanh năm 1960 bị đạn địch bắn chết năm 1967, các con còn lại của bà là Phạm Thị Nhân sanh năm 1956, Phạm Hoà Bình sanh năm 1958, Phạm Toàn Chân sanh năm 1962, Phạm Thiện Mỹ sanh năm 1964, Phạm Kim Chung sanh năm 1966, đều học thành tài và hiện đang công tác ở các cơ quan của Đảng và Nhà nước.

Hiển thị Tới trang của 135 < >

Nhân vật lịch sử khác

Xuất bản thông tin

Cơ quan phát ngôn chính thống của UBND tỉnh Đồng Tháp
Cơ quan quản lý: Văn phòng UBND tỉnh - 0277.3851431

Liên hệ: Quảng cáo | Ban Biên tập | Cộng tác| Sơ đồ website

Điện thoại: 0277.3853949 – 0277.3853744 | Fax: 0277.3851615

Email: banbientap@dongthap.gov.vn

Địa chỉ: Số 12, đường 30/4, phường 1, TP. Cao Lãnh

Follow