Danh mục chính Menu

Ứng dụng lồng nhau

Xuất bản thông tin

null Phạm Thị Nhị

PHẠM THỊ NHỊ

(1918 -      )

 Bà Phạm Thị Nhị sanh năm 1918, quê làng Hòa An, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Bà lập gia đình với ông Lê Văn Lầu, sanh năm 1919, quê làng Mỹ Trà, quận Cao Lãnh. Gia đình nghèo, sống nghề ruộng.

Sau cuộc Tổng khởi nghĩa 1945, bà Phạm Thị Nhị làm liên lạc cho quận, hằng ngày giấu thơ, tài liệu... trong giỏ trầu, lội bộ đưa đi các xã. Nhanh nhẹn, mưu trí, nhiều năm làm liên lạc, bà luôn qua mặt bọn địch, không một lần sơ suất.

Thời chống Mỹ, bà là liên lạc nối liền cơ sở trong nội thị với cơ quan Thị xã đóng ở vườn ông Huề. Các cơ sở vận động, lấy được lựu đạn, súng của địch, bà giả vờ bơi xuồng chở gạo (để lựu đạn bên dưới), chuối cây (súng ốp bẹ chuối để bên dưới), nhiều lần đưa võ khí lấy được của địch, an toàn giao cho ta ở vườn ông Huề.

 Gia đình có con là du kích xã hy sinh, khi địch đóng đồn Quản Khánh, bị chúng theo dõi, làm khó dễ, nên năm 1963 bà phải dời nhà vô kinh Thầy Hoảnh, hậu xã Phong Mỹ, làm ruộng sống. Bà lại đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ trong nhà. Bà thường vô ra, giữ liên lạc với xã Mỹ Trà. Năm 1966, trực thăng địch bắn chết bầy bò của bà chỉ còn một con, nhà bị sập, bà lại dời về Mỹ Trà, tiếp tục làm cơ sở, tai mắt, thông báo tin cho cách mạng, cho đến ngày miền Nam giải phóng.

Chồng bà, ông Lê Văn Lầu gia nhập Thanh niên Tiền phong từ năm 1945. Sau đó, ông đi bộ đội trung đoàn 115. Sau đình chiến 1954, ông hoạt động bí mật ở xã Mỹ Trà, rồi chuyển về huyện Thanh Bình và chết bịnh năm 1972.

Bà Phạm Thị Nhị có 3 con trai là liệt sĩ :

Anh Lê Văn Ngạn (Ngang) sanh năm 1938. Anh hoạt động bí mật, làm giao liên. Năm 1958, địch theo dỏi, bao nhà bắt hụt, anh vô du kích luôn. Qua thời gian chiến đấu, anh được giao nhiệm vụ tiểu đội trưởng du kích xã Mỹ Trà. Ngày 22-6-1959, địch mở trận càn lớn, 3 mặt, tìm đánh lực lượng ta. Anh Ngạn được phân công trinh sát nắm tình hình địch. Tới rạch Bà Mụ, anh bị địch phục kích bắn, hy sinh. Chúng mổ bụng anh lấy mật, gan xào ăn. Anh được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhứt.

 Anh Lê văn Khâm sanh năm 1940, cũng hoạt động bí mật, bị địch bắt hụt và vô du kích một lượt với anh. Ngày 13-11-1959 anh đi bám đường cho lực lượng ta đột ra đánh địch. Anh bị chúng bắn chết ở cầu Rạch Chanh. Anh được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhứt.

Anh Lê Văn Việt sanh năm 1948, căm thù giặc giết hai anh, anh xin vô du kích khi tuổi đời mới 15 và chiến đấu gan góc. Trong một lần đi công tác bằng xuồng ở rạch Cả Môn, anh bị địch bắn chết ngày 14-1-1965. Anh được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba.

Ba lần con hy sinh là ba lần bà Phạm Thị Nhị đau xé lòng, bà cố nén đau thương, bình tỉnh đi lấy xác con mang về, chôn cất trước những cặp mắt tàn ác, thâm độc của địch.

Hiển thị Tới trang của 135 < >

Nhân vật lịch sử khác

Xuất bản thông tin

Cơ quan phát ngôn chính thống của UBND tỉnh Đồng Tháp
Cơ quan quản lý: Văn phòng UBND tỉnh - 0277.3851431

Liên hệ: Quảng cáo | Ban Biên tập | Cộng tác| Sơ đồ website

Điện thoại: 0277.3853949 – 0277.3853744 | Fax: 0277.3851615

Email: banbientap@dongthap.gov.vn

Địa chỉ: Số 12, đường 30/4, phường 1, TP. Cao Lãnh

Follow