Danh mục chính Menu

Ứng dụng lồng nhau

Xuất bản thông tin

null Huỳnh Công Huy

HUỲNH CÔNG HUY

(  ?  - 1884 )

Đến nay chưa có tư liệu để biết rõ về dòng dõi và quê quán của ông Hùynh Công Huy. Có dư luận cho rằng ông thuộc dòng dõi họ Bùi và tên là Bùi Quang Huy, có quan hệ thân tộc với Bùi Quang Diệu tức Quản Là hay Đốc binh Là tức Thống binh Là. Coù thể là ông thay đổi họ lúc nghiã quân tan rả ?

Tháp Mười vào năm 1864 là trung tâm kháng chiến của cả Nam Kỳ, bên cạnh  việc xây dựng lực lượng quân sự để tiêu diệt kẻ thù, Thiên Hộ Dương còn hình thành bộ máy chánh quyền kháng chiến, ông phong cho Bùi Quang Diệu làm Tổng đốc tỉnh Gia Định và ông Huy phụ trách quản đốc quân lương.

Với chức vụ mới đầy trọng trách, là lo sao có đầy đủ lương thực cho trên dưới 1000 nghĩa quân; ông Huy cùng với các quan trong bộ phận quân lương ngày đêm xuôi ngược khắp hai miền đông, tây Nam Kỳ để tuyên truyền vận động thu mua lúa gạo. Từ căn cứ  Tháp Mười, theo các con đường gạo chính:

- Một là con đường ra Cái Nứa theo hướng trổ ra An Cư (nay là xã Hậu Mỹ - Cái Bè) đến Xoài Tư (nay thuộc xã Mỹ Thành Nam - Cai Lậy).

- Con đường thứ hai từ Tháp Mười theo hướng tây bắc lên Mộc Hóa, xuyên qua rộc Đìa Gừa (rộc Đìa Gạo) qua làng Hậu Thạnh Đông  (nay là xã Tân Thạnh - Long An).

- Cuối cùng là con đường huyết mạch hơn hết, đó là con đường từ Tháp Mười theo hướng tây nam ăn ra rạch Cần Lố; nay còn lại tên Đường Thét, gợi cho hậu thế hình ảnh một con đường thẳng từ ngọn Trà Bông (Đường Gổ) đến Bàu Tiên-Động Cát; từ đây vào Tháp Mười có các con lung, nay còn hiện rõ...

Dưới sự chỉ huy điều động của ông Bùi Quang Huy, đội quân lương đã vượt qua mọi khó khăn bất trắc từ khâu  tuyên truyền vận động, thu mua, vận chuyển, tiếp tế ra mặt trận, đến các đồn lũy xa xôi; vượt qua bao ngăn chặn, rình rập, phục kích của giặc để mang lương thực đến tận chiến trường phục vụ chiến đấu. Nên ông rất được chủ tướng Thiên hộ Dương và anh em nghĩa quân hết lòng tin tưởng.

Đến tháng 4 năm 1866, thực dân Pháp tập trung đại quân tấn công căn cứ Tháp Mười. Ông Huy cùng đội quân lương vừa chiến đấu, vừa tiếp tế, vừa bảo vệ lương thực. Đến khi Thiên hộ Dương quyết định bỏ căn cứ Tháp Mười, rút lui để bảo tồn lực lượng. Ông được lịnh phải gấp rút mang một số lương thực tối đa có thể mang được, rút đi trước lên vùng biên giới.

Khi nghĩa quân tan rã, ông Huy không về xứ, vẫn ở lại Sa Rày, giải tán đội quân lương, khuyên nghĩa quân nên về quê quán làm ăn, không cộng tác với giặc, giữ vững lòng trung với nước chờ đợi thời cơ. Có một số nghĩa quân không về làng cũ, tình nguyện ở lại với ông, trong đó có các ông Hồ Cường, Phan Hổ, ông Bua (không nhớ họ)... Sau khi thành lập làng Tân Thành, ông Hồ Cường được cử giữ chức câu đương (lo việc tố tụng, tranh chấp nhỏ trong làng), nên được gọi là Câu Cường; ông Bua và Phan Hổ giữ chức hương tham, nên được gọi là Tham Bua, Tham Hổ. Riêng Tham Bua, tên ông đã thành địa danh (ấp Tham Bua), tên một ấp của làng Tân Thành ngày trước (nay là ấp Thi Sơn).

Hiển thị Tới trang của 135 < >

Nhân vật lịch sử khác

Xuất bản thông tin

Cơ quan phát ngôn chính thống của UBND tỉnh Đồng Tháp
Cơ quan quản lý: Văn phòng UBND tỉnh - 0277.3851431

Liên hệ: Quảng cáo | Ban Biên tập | Cộng tác| Sơ đồ website

Điện thoại: 0277.3853949 – 0277.3853744 | Fax: 0277.3851615

Email: banbientap@dongthap.gov.vn

Địa chỉ: Số 12, đường 30/4, phường 1, TP. Cao Lãnh

Follow