Danh mục chính Menu

Ứng dụng lồng nhau

Xuất bản thông tin

null Đoàn Thị Lan

ĐOÀN THỊ LAN

( 1921 -   )

Bà Đoàn Thị Lan sanh năm 1921 ở làng Tân Thành, quận Hồng Ngự, tỉnh Châu Đốc (nay là xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng), trong một gia đình nông dân đông con, gồm hai trai và sáu gái. Cha là Đoàn Văn Chương, mẹ là Nguyễn Thị Vàng.

Ông Đoàn Văn Chương là một nông dân theo đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (thuộc gánh Bảy Nhãn), chí thú làm ăn, quanh năm chăm nom ruộng đồng, đào đìa bắt cá; nuôi nấng, giáo dục con cái ăn ở cho phải đạo. Các con của ông khi trưởng thành, có đến năm người tham gia hoạt động cách mạng (Đoàn Văn Thượng, Đoàn Minh Định, Đoàn Thị Thanh (tự Vấn), Đoàn Thị Kế và Đoàn Thị Nhân) và giữ chức vụ then chốt trong tổ chức cách mạng của tỉnh. Ba người còn lại là Đoàn Thị Ánh, Đoàn Thị Lan và Đoàn Thị Thị dù không trực tiếp tham gia hoạt động, nhưng tích cực ủng hộ, nuôi chứa cán bộ du kích địa phương qua hai thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Riêng bà Đoàn Thị Lan là con gái thứ ba trong gia đình đông con, bà thường xuyên phụ giúp gia đình từ công việc bếp núc, heo cúi... trong nhà đến việc ruộng đồng, cá mắm ... quanh năm không hở tay. Năm 1945, bà lập gia đình với ông Trang Văn Hy.

Ông Hy vốn họ Ngô, quê ở Chợ Lách (Bến Tre), nhà nghèo, lưu lạc đến tận Đồng Tháp Mười tìm phương sanh sống, được một gia đình họ Trang bảo bọc chở che, nhận làm con nuôi; nên ông lấy theo họ cha nuôi từ đó. Nhưng nhà họ Trang cũng nghèo khổ như bao nhiêu nông dân lúc bấy giờ, nên ông Hy phải đi làm thuê làm mướn. Lúc bấy giờ có tên địa chủ Tây tên Roda mua lại ruộng đất của Hội Canh Nông Nam Kỳ ở làng Tân Thành, rồi đưa công nhân đến canh tác. Trong đám công nhân đó có ông Trang Văn Hy.

Hai vợ chồng lấy nhau không bao lâu, đến giữa năm 1945 có bạo loạn của người Campuchia ở Tà Nu-Cá Chốt đe dọa tình hình an ninh biên giới, cả gia đình bà Lan tản cư về núi Tượng (Châu Đốc).

Đến năm 1946, gia đình trở về quê cũ. Được cha mẹ tài trợ, gia đình bà Lan tạo dựng được 14 khẩu đìa và vài công ruộng. Cũng như bao nhiêu nông dân nghèo khác ở Tân Thành,  hai vợ chồng đầu tắt mặt tối canh tác mấy công lúa mùa lấy gạo nuôi con, thời gian còn lại là đánh bắt cá, làm đìa. Cá sống thì bán tươi, cá chết thì làm khô, làm mắm, nấu dầu..., công việc tất bật quanh năm. Gia đình có 7 người con: hai gái năm trai. Dù sống trong hoàn cảnh xã hội dưới chế độ cũ lúc bấy giờ,  vợ chồng bà Lan vẫn cố gắng động viên các con đi học, nên các con đều biết đọc, biết viết. Do truyền thống gia đình, hơn nữa lại sống trong vùng cách mạng, do đó các con đều tham gia cách mạng. Riêng bà Lan ngoài việc sản xuất, nuôi dạy con, bà còn làm hầm bí mật trong ruộng nuôi giấu cán bộ, du kích, đi thơ, tham gia biểu tình đấu tranh trực diện với kẻ thù. Đến năm 1975, gia đình bà có ba người con hy sinh:

1. Anh Trang Văn Ngọc, con trưởng sanh năm 1945, tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi. Đến năm 1959 thoát ly, vào Đội Đặc công tỉnh. Năm 1967 là trung đội phó đặc công, hy sinh trong lúc tấn công trạm thuyền bay của địch ở Tân Tịch.

2. Anh Trang Văn Hiếu, con thứ tư, tham gia cách mạng năm 1966, trung đội phó bộ đội địa phương huyện Hồng Ngự, hy sinh năm 1971 lúc 22 tuổi.

Hiển thị Tới trang của 135 < >

Nhân vật lịch sử khác

Xuất bản thông tin

Cơ quan phát ngôn chính thống của UBND tỉnh Đồng Tháp
Cơ quan quản lý: Văn phòng UBND tỉnh - 0277.3851431

Liên hệ: Quảng cáo | Ban Biên tập | Cộng tác| Sơ đồ website

Điện thoại: 0277.3853949 – 0277.3853744 | Fax: 0277.3851615

Email: banbientap@dongthap.gov.vn

Địa chỉ: Số 12, đường 30/4, phường 1, TP. Cao Lãnh

Follow