Danh mục chính Menu

Ứng dụng lồng nhau

Xuất bản thông tin

null Đỗ Công Tường

ĐỖ CÔNG TƯỜNG

(  ?   - 1820 )

Vào khoảng giữa thế kỷ XVIII, hòa trong đám lưu dân Quảng Nam, Bình Định vào Nam khai hoang lập nghiệp ở vùng ven Đồng Tháp Mười, gần sông Tiền, có vợ chồng ông Đỗ Công Tường tục danh là Lãnh.

Sau bao năm tháng chí thú làm ăn, cùng với bao lưu dân khác ra sức khai phá, biến rừng hoang thành ruộng vườn, với xóm làng sung túc thành lập nên thôn Mỹ Trà. Cả hai ông bà đều có lòng thương người, thường cưu mang, giúp đở người khốn khó; riêng ông tánh tình cương trực, sẵn sàng giúp kẻ cô thế; nên cả hai đều đươc mọi người cảm mến. Do đó, khi làng được thành lập, ông được cử giữ chức câu đương, trông coi việc phân xử các vụ tranh tụng nhỏ trong làng. Sở đất của ông bà có lập một vườn quýt;  nằm trên vị trí thuận tiện hàng ngày bà con trong xóm thường tụ tập ở đây để mua bán đổi chác, lâu ngày thành một cái chợ nhỏ; được gọi là chợ Vườn Quýt hay chợ ông Câu (vì ông làm chức câu đương).

Năm Canh Thìn (1820), dân làng Mỹ Trà bị bịnh dịch tả hoành hành dữ dội, có nhà chết gần hết. Tiếng kêu cứu, khóc than vang dậy; cảnh chôn cất người chết hối hả diễn ra suốt ngày, ban đêm tiếng mõ kêu cứu nổi lên từng chập, làng xóm, chợ búa vắng vẻ tiêu điều. Lúc bấy giờ, người ta cho rằng bị bịnh dịch  là do trời đất quở phạt.

Không thể ngồi yên nhìn cảnh tượng đau thương ấy, ông bà lập bàn thờ giữa chợ, cầu xin trời đất phù trợ cho dân chúng tai qua nạn khỏi và nguyện chết thay cho họ. Khấn nguyện xong, ông bà ăn chay ba ngày, từ ngày mùng sáu đến ngày mùng tám. Đến sáng mùng chín bà lâm bịnh, đến tối thì qua đời. Đang lo tẩn liệm cho bà thì ông phát bịnh và đến hai giờ đêm rạng ngày mười một, ông cũng qua đời.

Dân làng an táng ông bà xong thì bịnh thời khí lần hồi cũng dứt luôn. Do vậy,  dân làng nghĩ rằng chính ông bà là người đã cứu họ thoát chết; nên đã cùng nhau kẻ công người của, lập đền để thờ ông bà bên bờ kinh Thầy Khâm (nay là đường Lê Lợi) ngày đêm khói hương không dứt để tưởng nhớ công lao của hai người; được gọi là miếu Ông bà Chủ chợ.

Từ đó, chợ Vườn Quýt được gọi là chợ Câu Lãnh. Chợ ngày một sung túc, kẻ mua người bán tấp nập, Câu Lãnh bị nói trại thành Cao Lãnh lâu ngày thành danh. Thi sĩ Lãng Ba Phan Văn Bộ khi viếng miếu Ông bà, có cảm tác bài thơ:

          Muôn miệng như nhau đã nói rành,

          Câu đương là chức, Lãnh là danh.

          Lập làng khó nhọc,  công vừa dứt,

          Cất chợ chăm nom, việc mới thành.

          Dân đụng giặc trời, cam thọ tử,

          Cụ đền nợ nước, quyết hy sinh.

          Thoát nàn, bá tánh lo thờ phượng,

          Miễu đó ngàn thu rạng tiết lành.

Hiển thị Tới trang của 135 < >

Nhân vật lịch sử khác

Xuất bản thông tin

Cơ quan phát ngôn chính thống của UBND tỉnh Đồng Tháp
Cơ quan quản lý: Văn phòng UBND tỉnh - 0277.3851431

Liên hệ: Quảng cáo | Ban Biên tập | Cộng tác| Sơ đồ website

Điện thoại: 0277.3853949 – 0277.3853744 | Fax: 0277.3851615

Email: banbientap@dongthap.gov.vn

Địa chỉ: Số 12, đường 30/4, phường 1, TP. Cao Lãnh

Follow